Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
5 sai lầm ngớ ngẩn khi điều trị bệnh trĩ
Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn - là những dấu hiện của bệnh trĩ, phần lớn người dân lại không chịu đi khám vì tâm lý e ngại.

 


1. Giấu bệnh

 

Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn, phần lớn người dân không chịu đi khám vì tâm lý e ngại "bệnh khó nói". Chỉ đến khi bệnh đã nặng, bệnh nhân cảm thấy đau rát và chảy máu nhiều mới bắt đầu tìm thầy tìm thuốc. Không ít người còn chọn cách tự chữa bệnh bằng các bài thuốc truyền miệng chưa có căn cứ khoa học.

 


 

BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam cho rằng, điều trị trĩ bằng Đông y (uống thuốc, bôi thuốc…) chỉ có khả năng điều trị bệnh trĩ khi còn ở thể nhẹ và giúp bệnh trĩ tránh tái phát sau phẫu thuật. Cho đến nay phẫu thuật vẫn là phương pháp triệt để nhất để chữa bệnh trĩ đã đến giai đoạn nặng hoặc đã biến chứng. Do đó, bạn hãy là người bệnh nhân thông thái đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng hoặc tiêu hoá khi có các dấu hiệu ban đầu kể trên để được điều trị thích hợp.




2. Trĩ là ung thư đại trực tràng, u hậu môn

 

Theo BS. Lân, để phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng, người bệnh nên đi soi đại trực tràng tại các cơ sở chuyên khoa để có chỉ định điều trị cụ thể. Nếu là bệnh trĩ thì bạn sẽ điều trị theo đơn thuốc của thầy thuốc chuyên khoa ngoại trú tại nhà, không nên tự mình dùng thuốc hoặc nghe người khác mách bảo dùng thuốc trĩ mà họ đã dùng.

 

Tương tự như thế để phân biệt giữa u hậu môn và trĩ hậu môn bạn cũng cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng. Đây là 2 bệnh khác hẳn nhau. Trĩ hậu môn cả trĩ nội và trĩ ngoại đều do các mạch máu vùng hậu môn dãn rộng và sa ra ngoài khi đi đại tiện. Khi rặn, hoặc búi trĩ nằm thường xuyên ở ngoài nếu là trĩ ngoại hoặc trĩ nội nặng. Lúc này nó giống như một cái u. U hậu môn là một quá trình tăng sinh bất thường của các tổ chức vùng hậu môn, nguyên nhân chưa biết. Có 2 loại u: u lành (không nguy hiểm), và u ác (ung thư). Do đó, nhất thiết cần đi khám hậu môn khi thấy có 1 u , cục ở hậu môn.

 

3. Trẻ em không mắc trĩ

 

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, trẻ em thì không thể mắc trĩ, nhưng sự thật thì không phải vậy. Trĩ chỉ hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuối, ở đối tượng này phần lớn là do giãn tĩnh mạch hậu môn hoặc rách hậu môn, viêm nhiễm khuẩn hậu môn. Khi trẻ nhỏ có bệnh trĩ thì rất khó chữa, bởi những thuốc chữa trĩ rất khó uống; không thường xuyên liên tục nên cần kiên trì.

 


 

BS. Lân cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên “đợi tuổi” con lớn để chữa tri. Không có tuổi nào chữa là tốt nhất cả, khi đã bị trĩ thì phải điều trị. Khi điều trị gặp đúng thầy đúng thuốc thì kết quả tốt nhất.

 

Bên cạnh đó, dùng chất xơ kéo dài với liều lượng cho phép không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chị nên dùng những thức ăn nhuận tràng như rau lang, diếp cá, đủ đủ, chuối, rau đay, mồng tơi và uống nhiều nước…

 

Khi thấy trẻ đi ngoài chảy máu hoặc cháu kêu đau nên đến các trung tâm tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để được nội soi, khám và chẩn đoán chính xác.

 

4. Chữa trị bằng bài thuốc truyền miệng

 

Bệnh nhân trĩ thường truyền miệng nhau phương pháp chữa trị bằng lá thầu dầu tươi, cao hạt dẻ ngựa. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những kinh nghiệm dân gian, có người làm như vậy có tác dụng nhưng không phải ai làm như vậy cũng có tác dụng.

 

Hiện nay khoa học phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa rất rẻ tiền mà khỏi được bệnh. Bởi vậy người bệnh không nên làm những phương pháp truyền miệng chưa có tài liệu, đề tài nào chứng minh. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở những người già hoặc có các bệnh gan, tim, phổi, thận mãn tính.

 


 

5. Bệnh trĩ không thể chữa dứt điểm

 

Cho đến nay, tuy phẫu thuật không thể chữa dứt điểm tất cả các loại trĩ nhưng với đa số bệnh nhân mắc bệnh, có thể chữa dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật. Sau mổ trĩ, người bệnh cần kết hợp ăn đủ dinh dưỡng, tăng chất xơ, giảm chất kích thích. Cần vệ sinh hậu môn đúng cách, ngâm hậu môn nước ấm.

 

Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật bệnh nhân trĩ, đặc biệt là phương pháp khâu treo triệt mạch dưới siêu âm doppler không xâm lấn nên không đau; hoặc phương pháp longgo và nhiều phương pháp hiện đại khác như điều trị sóng cao tần đem lại kết quả tốt.

 

Theo BS. Lân, phương pháp nào cũng có hạn chế, không có phương pháp nào tuyệt đối. Tùy từng phương pháp mà có tỉ lệ tái phát khác nhau, việc tái phát bệnh là do từng bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong có kiêng khem hoặc thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc hay không.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)
    Nhồi máu cơ tim khi đi chơi Tết (18-02-2024)
    Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế (05-02-2024)
    Cả nước đã có 6 trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ, Hà Nội tăng cường cảnh giác (31-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Thực phẩm vàng cho người huyết áp cao (20-08-2014)
    Bệnh thoái hóa khớp: Vận động thường xuyên và vừa sức (18-08-2014)
    Những vấn đề đau đầu phía sau dịch Ebola (16-08-2014)
    Những lưu ý khi sử dụng huyết áp kế điện tử (14-08-2014)
    Lịch sử dịch bệnh Ebola hay câu chuyện kinh hoàng về 'Vùng đất chết' (12-08-2014)
    5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu protein (11-08-2014)
    Quan niệm ăn uống sai lầm với người bệnh gan (07-08-2014)
    Những điều cần biết về dịch bệnh Ebola (05-08-2014)
    Dinh dưỡng cho xương khớp (31-07-2014)
    Thuốc nào điều trị bệnh eczema hiệu quả? (28-07-2014)
    Đối phó với chứng đau nhức xương khớp (16-07-2014)
    Viêm đại tràng mãn tính nên ăn uống như thế nào? (14-07-2014)
    Cách xử lý cấp tốc khi bị ngộ độc thực phẩm (10-07-2014)
    Ung thư tinh hoàn: Điều trị sớm, hiệu quả cao (03-07-2014)
    Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi (28-06-2014)
    Thói quen cho trái tim khỏe (20-06-2014)
    5 thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết (17-06-2014)
    Những sai lầm trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường (15-06-2014)
    Cải thiện chứng thâm quầng mắt (11-06-2014)
    Lý do cà chua có tác dụng giảm nguy cơ ung thư thận (09-06-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152816767.